Bạn có bao giờ từng thắc mắc phần cứng máy tình là gì và cấu tạo bên trong phần cứng ra sao không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật thông tin liên quan đến phần cứng máy tính cho bạn đọc.
Click để xem nội dung bài viết
Tìm hiểu phần cứng máy tính là gì? Phân loại phần cứng máy tính
Phần cứng (Hardware) chính là các thành phần vật lý cần thiết cho hoạt động của máy tính. Về cơ bản, phần cứng máy tính được chia thành 2 loại:
- Các thiết bị nhập và xuất dữ liệu (Input): Đây là phần bên ngoài của máy tính, có chức năng thu thập dữ liệu vào máy tính như: USB, bàn phím, máy chiếu, tai nghe, chuột, loa, máy in,…
- Các thiết bị bên trong (Output): Đây là các bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành máy tính, như nguồn máy tính, bo mạch chủ, bộ nhớ RAM và ROM, card âm thanh, ổ đĩa, card đồ họa, quạt tản nhiệt,…
Định nghĩa và phân loại phần cứng máy tính
Các bộ phận cơ bản bên trong phần cứng máy tính buộc phải có
Sau khi biết được phần cứng máy tính là gì, hãy cùng tìm hiểu những bộ phận cơ bản cần có bên trong phần cứng máy tính:
CPU – Bộ xử lý trung tâm
CPU hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm được coi như đầu não máy tính, xử lý các thông tin từ các chương trình của máy tính. CPU với cấu tạo là tấm mạch nhỏ, với con chip gắn liền vào mainboard. Tốc độ của CPU ảnh hưởng đến hiệu suất của cả hệ thống. Nó được đo với đơn vị Hertz (Hz) hoặc Gigahertz (GHz), nếu đơn vị này càng lớn thì CPU hoạt động với hiệu suất nhanh, mạnh hơn.
GPU
GPU là bộ phận có liên kết chặt chẽ với CPU, có chức năng xử lý các tác vụ về đồ hoạ. GPU vừa giúp bổ trợ và giảm tải công việc cho CPU, để CPU làm các nhiệm vụ khác trong hệ thống máy tính. Nó có chức năng xử lý phần hình ảnh, video trên các ứng dụng Adobe Premiere, After Efects,… hỗ trợ các phần mềm kIến trúc và giúp game thủ chơi game mượt mà hơn với những tựa game có chứa đồ hoạ 3D.
Mainboard máy tính
Main máy tính luôn là thành phần quan trọng của phần cứng, giúp kết nối các linh kiện thành một khối thống nhất. Mainboard có nhiệm vụ điều khiển đường truyền dữ liệu bên trong máy tính và phân phối điện áp đến các linh kiện gắn trên main.
Mainboard đóng vai trò xương sống của cả hệ thống máy tính
RAM
Bên trong phần cứng máy tính là gì, chắc chắn sẽ có bộ phận RAM – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, nằm trong các khe cắm bộ nhớ của Mainboard. RAM giúp lưu trữ tạm thời các thông tin, để các phần mềm trên máy tính vào lấy dữ liệu. Nếu RAM càng lớn thì tốc độ giải quyết khối lượng dữ liệu càng nhanh chóng.
Ổ cứng
Ổ cứng máy tính là nơi lưu trữ dữ liệu chính, được chia làm 2 loại là: ổ cứng SSD và ổ cứng HDD. SSD trữ dữ liệu bằng cách dùng chip nhớ flash, còn HDD lại lưu trữ bằng cách ghi chép dữ liệu nhị phân lên đĩa từ quay. Dữ liệu đã được ghi trong ổ cứng sẽ không bị mất đi kể cả khi tắt nguồn máy tính.
Màn hình máy tính
Màn hình là thiết bị hiển thị hình ảnh máy tính đến với người sử dụng, với chất lượng được đo dựa trên độ phân giải. Bạn có thể lựa chọn màn hình theo các tiêu chí như độ phân giải, độ sáng, tỷ lệ màn hình, kích thước,… Hiện nay, có một số loại màn hình máy tính có tính năng cảm ứng như màn hình điện thoại hoặc màn hình máy tính bảng.
Màn hình máy tính giúp hiển thị hình ảnh với người dùng
PSU – bộ nguồn máy tính
Bộ nguồn máy tính là thiết bị phần cứng đặt bên trong thùng máy, nhằm cung cấp năng lượng đến các bộ phận như: RAM, ổ cứng, mainboard,… Nó chuyển đổi dòng điện xoay chiều với hiệu điện thế khoảng 220V thành dòng điện với mức điện áp nhỏ, giúp các linh kiện bên trong máy tính hoạt động nhịp nhàng.
Quạt tản nhiệt
Đây là bộ phận giúp hạ nhiệt CPU, để máy tính luôn hoạt động ổn định, không bị quá nóng. Cấu tạo của quạt tản nhiệt chỉ bao gồm ống dẫn nhiệt, bộ tản nhiệt và chân đế. Thông thường, có 2 loại quạt tản nhiệt là loại làm mát bằng chất lỏng và loại làm mát bằng không khí.
Quạt tản nhiệt giúp làm mát CPU, giúp máy tính đạt hiệu suất cao hơn
Case máy tính
Thùng máy tính là bộ phận che chắn cho các linh kiện bên trong máy tính, để tránh va đập, bụi bẩn,… từ bên ngoài ảnh hưởng.
Các bộ phận cơ bản tuỳ chọn của phần cứng máy tính
Khi đã hiểu phần cứng máy tính là gì và các bộ phận bắt buộc, hãy cùng xem phần cứng có các thiết bị tuỳ chọn nào.
Card đồ hoạ
Card đồ hoạ là thiết bị dùng để xử lý phần hình ảnh trong máy tính như màu sắc, độ tương phản, độ phân giải,… Việc chơi game, học tập, xem video của bạn có mượt hay không đều do card đồ hoạ quyết định.
Card âm thanh
Tuỳ vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể gắn card âm thanh vào máy tính. Card âm thanh giúp chuyển các âm thanh số thành âm thanh cơ điện để phát ra loa và nó có tác dụng cho âm thanh từ micro đi vào máy tính thông qua USB.
Card mạng
Card mạng được gắn thêm để kết nối với Internet. Thông thường, card mạng sẽ được tích hợp sẵn trên mainboard trên máy tính hiện nay, tuy nhiên, nếu card mạng hỏng, bạn có thể gắn thêm vào khe PCI hoặc khe PCIe hoặc lựa chọn card rời kết nối qua cổng USB.
Keyboard
Phần cứng máy tính là gì, chính là bao gồm các bộ phận như bàn phím. Đây là thiết bị giúp người dùng điều khiển máy tính, chỉ cần các thao tác đơn giản như gõ phím, gõ chữ, chơi game,… Bàn phím máy tính thường có khoảng 83-105 phím, đóng vai trò quan trọng của hệ thống máy tính.
Bàn phím giúp người dùng thao tác hiệu quả trên máy tính
Chuột máy tính
Chuột máy tính là thiết bị cầm tay, giúp thao tác với đối tượng trên màn hình máy tính. Cấu tạo chuột thường có nút nhấp trái, nút nhấp phải và bánh xe cuộn nằm giữa 2 nút.
Ổ đĩa quang
Ổ đĩa quang thường dùng để đọc, ghi đĩa CD, DVD, Bluray. Nó dùng ánh sáng laser hoặc sóng điện từ và đọc ghi dữ liệu lên phần đĩa quang.
Laptop có cấu tạo phần cứng như thế nào?
Trên đây, bạn đã hiểu phần cứng máy tính là gì và cấu tạo chi tiết của chúng, vậy cấu tạo của phần cứng laptop có sự khác biệt như thế nào? Với đặc thù nhỏ và gọn nhẹ, phần cứng laptop thường có các bộ phận được tích hợp chỉ trong 1 thiết bị duy nhất. Như phần bàn phím và chuột của laptop sẽ được tích hợp, không cần mua rời. Hay phần sạc pin của laptop cũng được hỗ trợ linh hoạt.
Nhìn chung, cấu hình laptop gọn nhẹ hơn nên sẽ phù hợp với tác vụ văn phòng, chứ không hợp chơi game online như PC. Một số phần cứng laptop cũng có thiết kế kích thước nhỏ hơn, tuy nhiên các bộ phận cốt lõi vẫn tương tự như PC.
Cách bảo trì phần cứng máy tính
Để đảm bảo hoạt động máy tính diễn ra hiệu quả, bạn không những cần hiểu rõ phần cứng máy tính là gì mà còn cần biết cách bảo trì phần cứng như sau:
- Vệ sinh máy tính thường xuyên: Người dùng cần loại bỏ bụi bẩn trên máy tính bằng cách dùng bàn chải và khăn mềm để vệ sinh thường xuyên, giữ máy tính luôn sạch sẽ.
- Kiểm tra ổ cứng định kỳ: Vì ổ cứng là bộ phận phần cứng quan trọng, lưu trữ các dữ liệu của người dùng, nên bạn cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo không có phần nào bị hỏng hóc.
- Thay thế các linh kiện hỏng: Khi phát hiện có linh kiện phần cứng bị hỏng, người dùng nên thay thế ngay lập tức để không ảnh hưởng đến linh kiện khác và đảm bảo máy tính hoạt động ổn định.
Cách bảo trì máy tính để luôn hoạt động tối ưu nhất
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi phần cứng máy tính là gì và chi tiết cấu tạo của phần cứng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về bộ phận nào của phần cứng máy tính hay cách bảo trì, hãy để lại bình luận để chúng tôi hỗ trợ.