Trang chủ Máy tính, laptop Máy tính đầu tiên trên thế giới ra đời năm nào? Ai là người chế tạo? Được dùng để làm gì?

Máy tính đầu tiên trên thế giới ra đời năm nào? Ai là người chế tạo? Được dùng để làm gì?

bởi admin
60 lượt xem
Từ chiếc máy tính đầu tiên đặt nền móng cho công nghệ máy tính hiện đại

Máy tính đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào năm nào và có chức năng ra sao? Tất cả thắc mắc về chiếc máy tính đầu tiên – hay còn gọi là ENIAC sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Thông tin về máy tính đầu tiên trên thế giới – ENIAC

ENIAC là từ viết tắt của Electronic Numerical Integrator And Computer, với nghĩa là máy tính điện tử số. Đây là từ dành cho máy tính đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Hãy cùng khám phá các thông tin xoay quanh chiếc máy tính này:

Máy tính đầu tiên trên thế giới xuất hiện năm nào? Ai thiết kế?

Chiếc máy tính đầu tiên do giáo sư John Mauchly và cộng sự kiêm học trò của ông là J. Presper Eckert thuộc đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ thiết kế. Máy tính được tạo ra trong khoảng thời gian 1943-1944 và được hoàn thành vào năm 1945, sau đó đưa vào thực tế sử dụng ngày 10/12/1945. Nó kết thúc hoạt động vào tối ngày 2/10/1955 1956.

Hình ảnh máy tính đầu tiên của nhân loại

Hình ảnh máy tính đầu tiên của nhân loại

Thông số kỹ thuật của máy tính đầu tiên trên thế giới

ENIAC có kích thước 2,4 m × 0,9 m × 30 m, nặng hơn 27 tấn, chiếm đến tận 167m2. Nó tiêu thụ 150kW điện năng, đến nỗi bất cứ khi nào máy tính bật thì điện ở bang Philadelphia, Mỹ sẽ tối đi.

Cấu tạo của máy tính bao gồm: 17468 ống chân không, 70000 điện trở, 10000 tụ điện, 7200 đi-ốt tinh thể, 1500 rơ le và khoảng 500000 mối nối hàn.

Máy tính đầu tiên trên thế giới dùng để làm gì?

Nhiệm vụ thử nghiệm của chiếc máy ENIAC này là xây dựng mô hình toán học của vụ phản ứng nhiệt hạch giả định sinh ra khi siêu bom được kích hoạt. Vào năm 1950, cỗ máy tính đầu tiên này đã thành công dự báo thời tiết bằng kỹ thuật số. Nó cũng đã phục vụ cho chương trình Apollo lên mặt trăng của NASA.

Máy tính đầu tiên có quy trình hoạt động như thế nào?

Khi mới hoàn thành, do chưa có sự hỗ trợ của bộ nhớ lưu trữ, ENIAC dựa vào hoạt động của bộ đếm vòng 10 vị trí. Bộ đếm vòng đến các xung dao động sẽ thực hiện đếm số, giống như hoạt động của các bánh xe số trong máy cộng cơ học.

Cách thức hoạt động của ENIAC

Cách thức hoạt động của ENIAC

Chu kỳ hoạt động của ENIAC là 200 micro giây hay chính là 5000 chu kỳ/giây. Ví dụ với phép nhân 10 chữ số với số 10, máy cần thao tác khoảng 2800 micro giây, tức là 14 chu kỳ. Đối với phép chia, căn bậc 3,… cần đến gấp 10 lần, tức khoảng 28.600 micro giây hoặc 143 chu kỳ. Có nghĩa là, với những phép tính phức tạp, máy tính sẽ cần nhiều thời gian hơn để thực hiện.

Một số cải tiến đối với máy tính đầu tiên trên thế giới

Năm 1947, chiếc máy tính này đã có cải tiến là từ hình thức lập trình lưu trữ dạng ROM, chuyển sang lập trình bằng công tác. Vào tháng 3 năm 1948, ENIAC đã thay thế bộ chuyển đổi đầu đọc cũ sang bộ chuyển đổi thẻ IBM tiêu chuẩn, giúp việc lập trình trở nên nhanh hơn. Sau khi chuyển đến Aberdeen, chiếc máy này được tích hợp bảng thanh ghi cho bộ nhớ cùng với bộ công tắc tắt bật máy.

Những cải tiến của chiếc máy tính đầu tiên

Những cải tiến của chiếc máy tính đầu tiên

Một số cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển máy tính

Trong lịch sử phát triển máy tính đạt đến đỉnh cao như hiện nay, phải kể đến nhiều cột mốc quan trọng từ những năm 1800 đến năm 2000 như:

  • 1822: Charles Baggage – nhà toán học người Anh đã có ý tưởng về chiếc máy tính chạy bằng hơi nước để tính toán các bảng số, nhưng đã thất bại.
  • 1936: Nhà toán học Alan Turing lên ý tưởng về cỗ máy vạn năng có thể tính được bất cứ thứ gì, gọi là cỗ máy Turing.
  • 1941: Antanasoft, cùng học sinh của mình đã tạo nên chiếc máy tính giải được liên tục 29 phương trình.
  • 1943-1944: Chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới được tạo ra bởi vị giáo sư và học sinh của mình từ đại học Pennsylvania, Mỹ.
  • 1946: 2 vị giáo sư trên rời đại học Pennsylvania, nhận đầu tư từ Cục điều tra dân số Mỹ và tạo nên máy tính UNIVAC – với mục đích xử lý công việc chính phủ và thương mại.
  • 1953: Grace Hopper sáng tạo ngôn ngữ lập trình đầu tiên trên thế giới – COBOL. Cùng năm này, Thomas Johnson Watson Jr., con trai giám đốc IBM đã sáng chế ra máy tính IBM 701 EDPM nhằm theo dõi chiến tranh ở Triều Tiên.
  • 1964: Bản thử nghiệm của máy tính hiện đại được ra mắt bởi Douglas Engelbart có chuột và giao diện đồ họa dành cho người dùng.
  • 1975: Máy tính mini đầu tiên trên thế giới – Altair 8080 ra đời. Paul Allen và Bill Gates đã thành lập công ty Microsoft, bên cạnh đó là viết ngôn ngữ lập trình BASIC cho máy tính Altair.
  • 1985: Microsoft cho ra mắt hệ điều hành Windows.
  • 1996: Larry Page cùng Sergrey Bin đã phát triển công cụ tìm kiếm Google tại đại học Stanford của Mỹ.
  • 1999: Người dùng sử dụng Wi-fi để kết nối mạng không dây.

Từ chiếc máy tính đầu tiên đặt nền móng cho công nghệ máy tính hiện đại

Từ chiếc máy tính đầu tiên đặt nền móng cho công nghệ máy tính hiện đại

Trải qua cả quá trình dài, từ chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới đã trở thành những chiếc máy tính, laptop hiện đại như ngày nay. Chính chiếc ENIAC đã là sự phát triển rực rỡ của khoa học công nghệ.

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của Phụ Kiện Info, để có thêm những thông tin hữu ích về đời sống công nghệ hiện đại, mời bạn đọc thêm các bài viết khác của chúng tôi.

5/5 - (1 bình chọn)
0 bình luận

Bài viết nổi bật

Để lại bình luận