Trang chủ Máy tính, laptop Mainboard là gì? Cấu tạo, chức năng và các loại bo mạch chủ hiện nay

Mainboard là gì? Cấu tạo, chức năng và các loại bo mạch chủ hiện nay

bởi admin
29 lượt xem
Thiết bị BIOS của hệ thống máy tính

Mainboard chính là xương sống của bất cứ hệ thống máy tính nào, giúp cho mọi hoạt động diễn ra trơn tru và hiệu quả. Vậy chi tiết mainboard là gì, chức năng và cấu tạo ra sao? Hãy để chúng tôi chia sẻ thông tin về bo mạch chủ máy tính qua bài viết sau.

Mainboard là gì? Chức năng chính của Mainboard

Mainboard là bộ phận quan trọng của máy tính, giúp kết nối các linh kiện, thiết bị bên trong hệ thống một cách thống nhất để hoạt động hiệu quả. Mainboard thường nằm ở thùng máy tính hoặc được tích hợp sau màn hình đối với laptop. Mainboard có các chức năng quan trọng như:

  • Là cầu nối giữa các linh kiện và thiết bị ngoại vi: Nó giúp các bộ phận liên kết với nhau, tạo thành khối thống nhất, từ đó main máy tính sẽ điều khiển đường truyền và tốc độ dữ liệu chính xác.
  • Phân phối điện áp tới thiết bị và linh kiện: Mainboard giúp phân phối điện áp tới từng linh kiện, duy trì sự hoạt động ổn định cho máy tính.
  • Quyết định tới tuổi thọ của máy: Để bảo vệ và sử dụng máy tính bền lâu, người dùng cần sử dụng bo mạch chủ theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất.

Mainboard là gì và có chức năng như thế nào

Mainboard là gì và có chức năng như thế nào

Nguyên lý hoạt động của Mainboard

Sau khi biết mainboard là gì, hãy cùng xem cơ chế hoạt động của bo mạch chủ ra sao. Bo mạch chủ hoạt động dựa trên tốc độ truyền, hay còn gọi là tốc độ BUS. Mainboard bao gồm chipset với chip cầu bắc và chip cầu nam, giúp nối các thành phần như: CPU nối với RAM, CPU nối với card đồ hoạ, ổ cứng nối với RAM và CPU,…

Khi máy tính hoạt động, các linh kiện trong main được liên kết với nhau, tạo nên tốc độ BUS và được đưa tới chip cầu bắc và chip cầu nam để xử lý. Sau đó, đường truyền tốc độ sẽ lại được đưa vào để hoạt động, giúp máy tính chạy cân bằng, mượt mà và thống nhất.

Cấu tạo của Mainboard chi tiết

Khi đã hiểu mainboard là gì, hãy thử khám phá xem cấu tạo của bo mạch chủ như thế nào dưới đây.

Chipset

Chipset bao gồm chip cầu bắc và chip cầu nam, với vai trò di chuyển dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ và tới CPU. Nó cũng có các tính năng khác như điều khiển RAID, điều khiển cổng FireWire,… hay tích hợp thêm cả cổng đồ họa, âm thanh, cổng USB.

>>> Xem thêm: Chipset là gì? Vai trò của chipset đối với máy tính

Socket

Mỗi mainboard sẽ có socket khác nhau, với chân socket để kết nối CPU. Tuỳ vào CPU mà số lượng chân socket cũng sẽ khác nhau.

Bộ phận socket đóng vai trò kết nối CPU và main máy tính

Bộ phận socket đóng vai trò kết nối CPU và main máy tính

CPU

Là bộ xử lý trung tâm của máy tính, đóng vai trò đầu não, giúp vận hành và xử lý mọi thao tác, dữ liệu trên máy tính.

Hệ thống BUS

Hệ thống BUS giúp kết nối các thành phần quan trọng của máy tính. Nó bao gồm chức năng của BUS dữ liệu mang thông tin, BUS địa chỉ xác định thông tin và BUS điều khiển xác định lệnh gửi thông tin.

Khe cắm PCl

Khe cắm PCI giúp kết nối card mạng, card âm thanh, card đồ hoạ,…

Khe cắm ISA

Đây là một loại BUS trong hệ thống máy tính, giúp người dùng gắn thêm bo mạch như bo mạch hình ảnh, bo mạch âm thanh,…

BIOS

Thiết bị vào/ra dữ liệu của mỗi máy chủ, mang theo thông số quan trọng của cả hệ thống máy tính.

Thiết bị BIOS của hệ thống máy tính

Thiết bị BIOS của hệ thống máy tính

Các cổng kết nối ngoại vi

Dùng để kết nối các thiết bị bên ngoài như: Tai nghe, USB, Internet, màn hình,…

Cách lựa chọn Mainboard chất lượng cho máy tính

Bên cạnh việc biết mainboard là gì, người dùng cũng nên biết cách lựa chọn main máy tính phù hợp theo những tiêu chí sau:

  • Chọn main máy tính theo socket CPU: Chân socket chính là bộ phận tiếp xúc của CPU và mainboard. Vậy nên, trước khi lựa chọn main, bạn cần quyết định dùng CPU nào, thông số socket bao nhiêu để chọn main phù hợp, đảm bảo sự tương thích.
  • Chọn mainboard có đủ các khe mở rộng: Khe mở rộng là cổng PCIe và khe cắm RAM. Cổng PCIe có kích cỡ càng lớn thì băng thông sẽ càng cao, giúp liên kết các bộ phận như card đồ hoạ, card mạng, card âm thanh,… với bo mạch chủ.
  • Chọn theo nhu cầu ép xung: Nếu bạn muốn đẩy xung nhịp CPU lên cao, giúp tăng hiệu suất máy tính thì phải chọn main có giá thành trên 2 triệu đồng để có khả năng ép xung.
  • Lựa chọn kích cỡ main phù hợp: Mainboard thường có các loại như: ATX, E-ATX, mini ITX, micro ATX,… bạn nên chọn lựa loại phù hợp với case của mình.

Lựa chọn main máy tính thế nào là hợp lý

Lựa chọn main máy tính thế nào là hợp lý

Một số thương hiệu Mainboard nổi bật

Ngoài cung cấp thông tin mainboard là gì, chúng tôi cũng xin chia sẻ một số thương hiệu main máy tính nổi bật hiện nay như:

  • Mainboard Asus: Đây là thương hiệu bo mạch chủ nổi tiếng, với những sản phẩm có thiết kế cực chất và chất lượng vận hành tốt.
  • Mainboard Gigabyte: Các sản phẩm main máy tính của thương hiệu này thường nhắm đến phân khúc tầm trung, với chất lượng ổn định, ngày một cải thiện để thu hút khách hàng.
  • Mainboard Asrock: Mainboard của thương hiệu này chủ yếu dành cho máy tính văn phòng, với độ bền và tuổi thọ cao.
  • Mainboard MSI: Đây là hãng main chuyên dành cho các PC gaming, được đánh giá cao về cả chất lượng và tính thẩm mỹ.

Bài viết trên đã trả lời câu hỏi mainboard là gì và chia sẻ về vai trò, cấu tạo và các cách lựa chọn main máy tính. Việc lựa chọn mainboard đúng, chuẩn và sử dụng bền lâu là rất quan trọng, nên bạn hãy nắm rõ cách chọn main như trong bài nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
0 bình luận

Bài viết nổi bật

Để lại bình luận