Trang chủ Công nghệ Cơ sở dữ liệu là gì? Quản lý cơ sở dữ liệu có vai trò như thế nào với doanh nghiệp?

Cơ sở dữ liệu là gì? Quản lý cơ sở dữ liệu có vai trò như thế nào với doanh nghiệp?

bởi admin
30 lượt xem
Có 4 loại cơ sở dữ liệu chính

Cơ sở dữ liệu (CSDL) là khái niệm xuất hiện rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Vậy thực chất cơ sở dữ liệu là gì? Chúng được phân thành bao nhiêu loại? Tại sao doanh nghiệp cần quản lý tốt cơ sở dữ liệu? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên. Mời các bạn cùng theo dõi.

Cơ sở dữ liệu là gì?

Trước khi tìm hiểu cơ sở dữ liệu là gì, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm dữ liệu. Dữ liệu (Data) là những thông tin về đối tượng được lưu trữ. VD: số lượng nhân viên một công ty, tiền lương của một nhân viên,…

Như vậy, cơ sở dữ liệu là tập hợp nhiều dữ liệu được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định. Ví dụ như thống kê thông tin nhân viên của một công ty, bảng lương của cả công ty,…

Cơ sở dữ liệu phải được sắp xếp theo một cấu trúc rõ ràng. Tập hợp dữ liệu nào không được hệ thống theo cấu trúc nhất định thì đó không phải là cơ sở dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu là gì? Là tập hợp nhiều dữ liệu được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định

Cơ sở dữ liệu là tập hợp nhiều dữ liệu được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định

Phân loại cơ sở dữ liệu

Có nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau. Bạn cần nắm rõ các dạng cơ sở dữ liệu để tiện cho việc quản lý. Dưới đây là các loại cơ sở dữ liệu cơ bản:

  • Cơ sở dữ liệu dạng file

Đây là các dữ liệu được lưu trữ dưới dạng file text, ascii, *.dbf. Tiêu biểu nhất cho dạng cơ sở dữ liệu này là *.mdb Foxpro.

  • Cơ sở dữ liệu quan hệ

Các dữ liệu được lưu trữ với nhau trong một bảng dữ liệu. Và mỗi dữ liệu được xem như là một thực thể. Giữa các thực thể có mối quan hệ với nhau theo thuộc tính nhất định. Trong đó có một thuộc tính không bị trùng lặp gọi là khóa chính. Các hệ quản trị hỗ trợ cho dạng cơ sở dữ liệu này là: MS SQL server, MySQL,..

Có 4 loại cơ sở dữ liệu chính

Có 4 loại cơ sở dữ liệu chính

  • Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng

 Tương tự như cơ sở dữ liệu quan hệ, các dữ liệu ở đây cũng được lưu trữ trong một bảng dữ liệu. Mỗi bảng là một lớp dữ liệu. Mỗi dòng dữ liệu là một đối tượng. Các bảng dữ liệu sẽ được thêm vào các tính năng hướng đối tượng. Các hệ quản trị hỗ trợ cho dạng cơ sở dữ liệu này là: MS SQL server, Postgres,…

  • Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc

Đây là loại dữ liệu được lưu trữ dưới dạng XML. Các thông tin mô tả đối tượng sẽ được thể hiện trong các tag. Dạng cơ sở dữ liệu này lưu trữ được nhiều loại dữ liệu khác nhau. Vì vậy đây được xem là xu hướng nghiên cứu và ứng dụng mới.

Ưu và nhược điểm của cơ sở dữ liệu là gì

So với cách lưu trữ file riêng lẻ, việc sử dụng hệ thống CSDL có những ưu điểm nổi trội hơn. Vậy ưu và nhược điểm của hệ thống cơ sở dữ liệu là gì?

Về ưu điểm

Cơ sở dữ liệu giúp tránh trùng lặp thông tin khi lưu trữ. Từ đó đảm bảo tính nhất quán và nguyên vẹn của dữ liệu. Đồng thời, cơ sở dữ liệu cũng cho phép nhiều người dùng truy xuất thông tin từ nhiều ứng dụng khác nhau. Khả năng chia sẻ thông tin được nâng cao khi ứng dụng hệ thống CSDL.

Về nhược điểm

Nhiều người có thể truy xuất thông tin từ hệ thống CSDL. Vì vậy các dữ liệu này không được đảm bảo tính riêng tư, bảo mật. Người dùng cần có các biện pháp riêng nếu muốn khẳng định quyền sở hữu các thông tin này. Nếu không sẽ dễ xảy ra việc tranh chấp dữ liệu.

Đồng thời, việc thay đổi, chỉnh sửa dữ liệu cũng có thể xảy ra. Vì vậy vấn đề đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu cũng là điều cần chú ý.

Tầm quan trọng của quản trị cơ sở dữ liệu với doanh nghiệp

Quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

Quản lý cơ sở dữ liệu là hệ thống được tạo ra nhằm quản lý cơ sở dữ liệu theo trật tự nhất định. Các hoạt động quản lý bao gồm: thêm, chỉnh sửa, xóa, lưu trữ, tìm kiếm dữ liệu.

Có hai thành phần chính trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Đó là: bộ xử lý yêu cầu và bộ quản lý dữ liệu.

Hệ quản trị CSDL góp phần xử lý và quản lý thông tin từ các phần mềm, thiết bị hoạt động trong doanh nghiệp

Hệ quản trị CSDL góp phần xử lý và quản lý thông tin từ các phần mềm, thiết bị hoạt động trong doanh nghiệp

Vai trò của việc quản trị cơ sở dữ liệu là gì trong một doanh nghiệp?

Trong thời đại 4.0, hoạt động trong doanh nghiệp đều được vận hành bởi các phần mềm, thiết bị. Vì vậy hệ thống quản trị CSDL ra đời nhằm xử lý và quản lý các thông tin từ các phần mềm, thiết bị này. Cụ thể, nó có các chức năng sau:

  • Cung cấp môi trường tạo lập CSDL

Hệ quản trị cung cấp ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu. Người dùng dựa vào đó để mổ tả, khai báo, cấu trúc các dữ liệu.

  • Cung cấp cách cập nhật và khai thác dữ liệu

Hệ quản trị cung cấp ngôn ngữ thao tác dữ liệu. Người dùng dựa vào đó để yêu cầu, thực hiện việc cập nhật và khai thác các dữ liệu.

  • Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập

Hệ quản trị đảm bảo an ninh cho toàn bộ cơ sở dữ liệu, ngăn chặn các truy cập bất thường. Nó cũng giúp quản lý và duy trì tính đồng bộ cho các dữ liệu. Trong trường hợp gặp sự cố, hệ quản trị có chức năng khôi phục lại cơ sở dữ liệu về trạng thái ban đầu.

Kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về bài viết “Cơ sở dữ liệu là gì? Quản lý cơ sở dữ liệu có vai trò như thế nào với doanh nghiệp?” do Phụ Kiện Info cung cấp. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất về khái niệm này. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ nói về các khía cạnh khác của cơ sở dữ liệu. Ví dụ như làm thế nào để thiết kế cơ sở dữ liệu,… Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau.

5/5 - (1 bình chọn)
0 bình luận

Bài viết nổi bật

Để lại bình luận